Những hạng mục

Những hạng mục "CƠ BẢN" cần bảo dưỡng thường xuyên trên xe tay ga

Xe máy hay bất cứ máy móc nào nói chung đều cần được bảo dưỡng định kỳ, để có thể hoạt động ổn định và tránh các hư hỏng theo thời gian. Xe tay ga có cấu tạo phức tạp hơn với xe số, do đó cũng đòi hỏi chăm sóc kỹ lưỡng hơn. Với tinh thần "phòng bệnh hơn chữa bệnh", Huy giới thiệu tới anh em những hạng mục cần được bảo dưỡng định kỳ "cơ bản" nhất, nhằm giúp cho chiếc xe của anh em luôn ở điều kiện vận hành tốt nhất.

1. #Thay_nhớt_máy: khoảng 1000 - 1500 km/lần. Một vài loại nhớt cao cấp thì thời gian thay lâu hơn. Như #Voltronic thì được tầm 2000 - 2500 km.
Nếu xe là một cơ thể thì nhớt máy chính là "máu" của cơ thể ấy. Lượng nhớt máy theo thời gian sẽ hao mòn theo thời gian do rò rỉ hoặc lẫn tạp chất, hoặc bị "đặc" lại do muội từ động cơ lẫn vào, làm giảm khả năng bôi trơn.
Trong điều kiện vận hành nóng, bụi, đường nhiều đèo dốc hay xe liên tục tải nặng, nên thay nhớt máy sớm hơn con số kể trên. Ngoài ra, nên thay nhớt máy ngay lập tức sau khi xe bị ngập nước.


2. ️Thay #dầu_thắng  #bố_thắng: khoảng 15.000 - 20.000 km/lần.
Bố thắng là bộ phận giúp xe giảm tốc, và sẽ mòn theo thời gian. Bố thắng quá mòn còn gây hiện tượng vênh đĩa thắng, làm hệ thống thắng mất hiệu quả ngay cả khi đã thay bố mới. Trường hợp vênh quá nặng, sẽ phải thay cả đĩa thắng, tốn kém rất nhiều so với chi phí thay bố thắng. Vd: bố thắng SH 150 #Malossi là 600k, trong khi đĩa thắng Malossi là 2tr4
Dầu thắng trong quá trình thắng cũng sẽ tăng nhiệt độ, bốc hơi qua các khe hở do hệ thống ống dẫn bị giãn nở. Dầu thắng cũng bị nhiễm tạp chất, trở nên bẩn, cặn theo thời gian, dẫn tới hiện tượng mất thắng hoặc thắng không trơn tru.
Bất cứ khi nào cảm thấy thắng không ăn hoặc bóp thắng không mượt mà, có tiếng kêu lạ, anh em nên đưa đi kiểm tra ngay lập tức.

3. #Bugi: khoảng 10.000 km/lần.
Bugi là bộ phận đánh lửa, giúp đốt cháy xăng, sinh công suất cho xe. Đầu cực của bugi sẽ hao mòn theo thời gian, gây hiện tượng đánh lửa không đều, tốn xăng, động cơ "hụt hơi".
Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác khiến bugi hoạt động không hiệu quả như bị bám muội, bị ướt, bị lẫn xăng không cháy hết, v.v... Thực tế, bugi là một bộ phận khá bền bỉ, có thể hoạt động tới vài chục ngàn km mới "chết" hẳn. Nhưng nên kiểm tra và thay thế định kỳ, để xe hoạt động ổn định nhất.

4️. #Nhớt_láp: khoảng 6.000 - 8.000 km/lần
Thay vì dùng xích, xe ga dùng cuaroa truyền động từ động cơ ra nồi sau. Tại đây, thông qua hệ thống bánh răng (láp) mà bánh sau đẩy xe đi. Nhớt láp cũng như nhớt máy, hao mòn và bị bẩn theo thời gian, khiến láp khô, rơ, hú, giảm hiệu quả của hệ thống truyền động. Nặng hơn có thể dẫn tới tình trạng vỡ láp, mất truyền động.
Nhớt láp ít hao mòn hơn nhớt máy do ở một khu vực tương đối kín. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý thay nhớt láp sau 2 - 3 lần thay nhớt máy để đảm bảo điều kiện hoạt động của bộ phận này. Sau khi xe bị ngập nước, cũng nên thay nhớt láp ngay lập tức.

5. #️Lọc_gió: khoảng 10.000 km/lần
Lọc gió có nhiệm vụ lọc không khí, đưa luồng không khí sạch vào trộn cùng nhiên liệu trước khi đốt cháy. Lọc gió quá bẩn khiến hỗn hợp nhiên liệu "thiếu" khí, xe chạy yếu, không đốt hết nhiên liệu.
Tùy vào loại lọc gió mà có thể vệ sinh hoặc thay mới. Đại bộ phận xe ga dùng lọc gió tẩm dầu, do đó mà chỉ có thể thay mới, không thể vệ sinh. Tuy nhiên lọc gió Malossi là loại có thể vệ sinh và sử dụng lại - SH Ý 1tr6, SH300 1tr8. Trong điều kiện đường bụi bẩn, nên kiểm tra lọc gió trước mốc 10.000 km kể trên.

6. #Nước_làm_mát: khoảng 10.000 km/lần
Đa phần xe ga đều sử dụng hệ thống làm mát bằng chất lỏng. Đây cũng là một loại dung dịch quan trọng với xe. Hao hụt quá nhiều nước mát khiến xe nóng máy nhanh, chạy ì và nặng nhất là có thể nứt vỡ lốc máy.


← Bài trước Bài sau →
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận